Tin tức

Dược phẩm Việt Nam “mảnh đất sáng giá” trong xu thế phát triển thị trường

Từ những năm 2010 ngành Dược được dự đoán sẽ làm nên chuyện trong tương lai và đến năm 2018 bước đầu đã tạo dựng được những thành công nhất định.

Thị trường dược phẩm nhiều tiềm năng

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện nước ta đang đứng thứ 16 trong số 22 nước có ngành công nghiệp dược đang phát triển dựa theo tiêu chí tổng giá trị tiêu thụ thuốc hàng năm.
Thống kê của Business Monitor International trong báo cáo Chăm sóc sức khỏe, ngành Dược Việt Nam cho thấy, thị trường dược phẩm đạt doanh số 4,7 tỉ đô la Mỹ năm 2016, tăng trưởng 13% so với năm trước đó. BMI dự đoán quy mô thị trường sẽ tăng lên mức 7,2 tỷ đô la Mỹ năm 2020 và tiếp tục giữ mức tăng trưởng ít nhất 10% trong 5-10 năm tới. Chi tiêu tiền thuốc bình quân đầu người của Việt Nam đang là 33 USD/người/năm. Dự báo tới năm 2021, con số này sẽ lên tới 55 USD/người/năm.

Mức tăng trưởng ngành dược phẩm Việt Nam đứng đầu trong khu vực Đông Nam Á. Tốc độ tăng trưởng trên đạt được là nhờ dân số tăng trưởng nhanh cùng với thu nhập bình quân cải thiện, sự quan tâm chăm sóc sức khỏe tăng lên. Từ năm 2017, Việt Nam bắt đầu bước qua giai đoạn “hậu dân số vàng”. Đến năm 2050, dự đoán có tới 21% dân số Việt Nam trên 65 tuổi, số năm bệnh tật và số loại bệnh trung bình mắc phải của người già đang gia tăng nhanh chóng, nhu cầu dược phẩm trong các năm tới luôn tăng.

Cơ cấu thị trường thuốc chủ yếu là thuốc generic, chiếm 51% và biệt dược là 22%, theo số liệu mới nhất năm 2012. Ba kênh phân phối chủ yếu là bệnh viện, nhà thuốc và phòng mạch tư nhân. Trong đó, nhà thuốc đơn lẻ, theo bộ Y tế, phân phối 65 – 70% lượng thuốc.

Theo thống kê, Việt Nam có khoảng 178 doanh nghiệp sản xuất thuốc, trong đó có 98 doanh nghiệp sản xuất thuốc tân dược; 80 doanh nghiệp sản xuất thuốc đông dược, doanh nghiệp FDI. Ngoài ra, có trên 300 cơ sở sản xuất thuốc đông dược.

Chia sẻ:

Bài viêt cùng danh mục:

Viết Bình luận