Tin du lịch

Tiết lộ những dấu hiệu triệu chứng lâm sàng của bệnh gout

Bệnh gout là hậu quả của tình trạng lắng đọng các tinh thể urat hình kim xuất hiện ở các khớp gây nên. Sự lắng đọng này sẽ làm cho khớp bị viêm dẫn tới các triệu chứng sưng, đỏ, đau rát. Việc phát hiện các triệu chứng lâm sàng của bệnh gout sẽ giúp người bệnh điều trị và chữa kịp thời.

Tăng acid uric trong máu có thể là do hậu quả của ba cơ chế: thứ nhất là do tăng sự tổng hợp axit uric trong máu, đồng thời giảm bài tiết axit uric qua thận, tiếp theo có thể là do người bệnh tiêu thụ quá nhiều thức ăn giàu đạm dẫn tới sự rối loạn chuyển hóa nhân purin trong cơ thể.

Bệnh gout nguyên phát là nguyên nhân chủ yếu, chiếm tới hơn 90% các trường hợp, gắn liền với các yếu tố về di truyền, lối sống cũng như cơ địa của người bệnh mắc một số bệnh rối loạn chuyển hóa khác, quá trình tổng hợp purin nội sinh nhiều là nguyên nhân chủ yếu gây ra sự tăng axit uric trong cơ thể.

Bệnh gout thứ phát: lượng axit uric trong cơ thể tăng thứ phát gây ra tình trạng suy thận.

Triệu chứng lâm sàng của bệnh gout cấp tính

Đa số cơn viêm khớp gout đầu tiên xuất hiện sau 20 – 40 năm bị tăng acid uric máu, độ tuổi dễ khởi phát cao nhất là nam giới tầm 40 – 60 và phụ nữ sau tuổi mãn kinh. Cơn viêm cấp của bệnh thường xuất hiện sau một số hoàn cảnh thuận lợi như: sau chấn thương hoặc sau phẫu thuật; sau lao động nặng, đi lại nhiều, nhiễm khuẩn cấp, sau khi dùng một số thuốc có thể là thuốc lợi niệu, vitamin B12 hoặc steriod.

Hầu hết trước khi phát bệnh thường sẽ xuất hiện các dấu hiệu báo trước như rối loạn tiêu hóa, nhức đầu, người cảm thấy mệt mỏi, uể oải, đi tiểu nhiều, tiểu buốt và sốt nhẹ.

Đa số những đợt cấp sẽ biểu hiện ở đốt bàn chân và ngón chân cái. Thường người bệnh sẽ thức dậy vào lúc nửa đêm vì cảm thấy đau ở ngón chân cái, đau dữ dội đến mức người bệnh không dám động đến vì chỉ cần một va chạm nhỏ cũng có thể làm cho chỗ khớp bị đau dữ dội và ghê gớm. Ngón chân sẽ bị sưng to, phù nề, căng bóng, nóng đỏ và sung huyết trong khi các khớp khác lại bình thường.

Một đợt viêm có thể kéo dài từ vài ngày đến hai tuần, trung bình là 5 ngày, ban đêm người bệnh sẽ bị đau nhiều hơn ban ngày, tình trạng viêm sẽ giảm dần, cơn đau cũng sẽ giảm hẳn, chỗ bị viêm da bị bong tróc và ngứa, không để lại dấu vết gì ở ngón chân. Đây là một số triệu chứng lâm sàng của bệnh gout cấp tính, bạn nên chú ý để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường trong cơ thể và tiến hành điều trị.

Các thể theo vị trí khớp

Thể đơn khớp

Vị trí bàn chân cái kiếm bị viêm chiếm khoảng 60 -70%, các vị trí có thể bị viêm đứng hàng thứ hai là cổ chân, các ngón chân và tiếp đến là khớp gối, rất ít khi thấy các khớp ở chi trên hoặc các khớp khác.

Thể đa khớp

Bệnh nhân có thể bị sốt, có cảm giác sưng đau lần lượt từ khớp này đến khớp khác, rất dễ gây sự nhầm lẫn với các bệnh khớp khác như thấp khớp hay viêm đa khớp.  

Các thể theo triệu chứng tiến triển

Thể tối cấp: sưng tấy dữ dội, đau nhiều, sốt cao, dễ gây sự nhầm lẫn với bệnh viêm tấy do vi khuẩn.

Thể nhẹ kín đáo: chỉ mỏi mệt, không sốt, đau và sưng ít nên thường bị bỏ qua.

Thể kéo dài: thời gian kéo dài, diễn biến từ khớp này qua khớp khác.

Triệu chứng lâm sàng của bệnh gout mạn tính

Một số người chỉ bị duy nhất một cơn gout cấp trong cuộc đời nhưng hầu hết bệnh có thể tái phát vài lần trong một năm, tuy nhiên không nhất thiết là đau ở khớp cũ. Khoảng thời gian giữa cơn thứ nhất và thứ 2 có thể lên tới 40 năm.

 

Gout mạn tính biểu hiện bằng dấu hiệu nổi các u cục hay còn gọi là hạt tophi và viêm đa khớp mạn tính, do đó còn gọi là bệnh gout do lắng đọng. Tốc độ lắng đọng urat trong mô khớp và hủy khớp tương quan với thời gian và mức độ tăng axit uric trong máu. Thời gian từ cơn gout cấp đầu tiên đến khi xuất hiện hạt tophi là khoảng 10 năm. Gout mạn tính có thể tiếp theo sau gout cấp tính nhưng phần lớn bắt đầu từ từ tăng dần không qua các đợt cấp.

 

Những biểu hiện ngoài khớp                                            

Thận: urat có thể lắng đọng ở thận dưới hai hình thức

Lắng đọng rải rác ở các nhu mô thận: không thể hiện triệu chứng gì, chỉ phát hiện được qua giải phẫu bệnh.

Gây sỏi đường tiết niệu: sỏi urat ít cản quang, chụp thường khó thấy. Sỏi thận sẽ dẫn đến viêm thận, suy thận, là nguyên nhân chủ yếu gây tử vong và làm giảm tuổi thọ của người bệnh.

Bên cạnh đó, các tinh thể urat có thể lắng đọng ở một số cơ quan ngoài khớp

Gân, túi thanh dịch: có thể gây đứt gân hoặc chèn ép vào dây thần kinh.

Da và móng chân tay: thành từng vùng và mảng dễ nhầm với bệnh ngoài da khác như nấm hoặc vảy nến.

Tim: urat có thể lắng đọng ở ngoài màng tim, có khi cả van tim, tuy nhiên trường hợp này rất hiếm.

Bệnh gout mạn tính tiến triển chậm và kéo dài, tăng dần. Lúc đầu tổn thương ở bàn ngón chân rồi cổ chân, gổi, khuỷu và bàn ngón tay, thời gian tiến triển khoảng 10 – 20 năm. Trong giai đoạn diễn biến mạn tính có thể có những đợt viêm cấp tính làm bệnh nặng thêm.

 
Chia sẻ:

Bài viêt cùng danh mục: